Brian McClendon, Phó chủ tịch phụ trách Google Maps của Google không phải là một nhân vật được săn đón của giới truyền thông. Nhưng sau cú ngã ngựa đáng chê trách của Apple liên quan đến ứng dụng bản đồ vừa qua, McClendon đang được nhiều người nhắc đến hơn cả.
Tám năm trước, Google đã mua lại một công ty đồ họa nhỏ chưa được nhiều người biết đến có tên là Keyhole chuyên nghiên cứu về bản đồ 3D. Hóa ra, đó là một bước đi rất khôn ngoan của Google.
Thương vụ thâu tóm này đã giúp Google có được Brian McClendon, người đang giữ chức Phó chủ tịch phụ trách Google Maps và Google Earth của Google. Brian McClendon là người đã cung cấp phần mềm đồ họa cao cấp được sử dụng trong các bộ phim của Hollywood như Jurassic Park và Terminator 2. Hiện tại, ứng dụng bản đồ Google Maps là một trong những lĩnh vực kinh doanh có mức tăng trưởng nhanh nhất của gã khổng lồ tìm kiếm Internet. Tuy nhiên, gần đây, Google đang phải đối mặt với một mối đe dọa mới mà họ chưa bao giờ trước đây, đó là Apple.
Google đã đổ rất nhiều nguồn lực đáng kể của mình vào việc xây dựng cái mà theo họ là bản đồ toàn diện nhất chưa từng có từ trước đến nay. Ông McClendon khẳng định "Đó là phần nhiệm vụ tự nhận của Google để tổ chức lại tất cả thông tin của thế giới. Bạn cần phải có cấu trúc cơ bản của thế giới vì vậy bạn có thể đặt các thông tin liên quan lên trên. Nếu bạn không có một bản đồ chính xác thì tất cả mọi thứ đều không chính xác".
Đó là một thông điệp sẽ khiến Apple phải e ngại. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong người dùng khi bất ngờ hất cẳng Google Maps khỏi phiên bản mới nhất của hệ điều hành iOS và thay thế bằng một ứng dụng bản đồ riêng đầy lỗi do chính Apple phát triển.
Ông McClendon sẽ không đưa ra bình luận về việc liệu khi nào Apple sẽ đưa ứng dụng bản đồ của Google quay trở lại điện thoại iPhone. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành và McClendon liên tục cho rằng iPhone là một sản phẩm tuyệt vời. Tuy nhiên, đó là chỉ một động thái nhượng bộ từ phía Google. Trong khi đó, những gì mà McClendon đang thực sự quan tâm là xây dựng một bản đồ tốt hơn.
Đây không phải là lần đầu tiên Google thực hiện một bản đồ chi tiết trong thế giới thực. Tuy nhiên, những tham vọng của Google trong lĩnh vực bản đồ có thể đã trở nên lớn hơn, quyết liệt hơn và cũng kéo theo nhiều tranh cãi hơn.
Trong những năm 1980, bản đồ phần lớn vẫn là những bản vẽ bằng mực và bút in. Sau đó, những chiếc máy tính lớn cho phép sự phát triển của phần mềm hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép hiển thị và tổ chức các thông tin địa lý theo những cách hoàn toàn mới.
Đến năm 2005, khi Google trình làng Google Maps, khả năng điện toán cho phép phần mềm này nhanh chóng trở nên phổ biến. Ứng dụng bản đồ của Google đã thay đổi cách thức chúng ta tìm thấy một cửa hàng, một bưu kiện hay thậm chí là một câu chuyện. Trang web homicidewatch.org của Washington hiện đang sử dụng Google Maps để theo dõi các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thành phố. Hiện tại, sự bùng nổ của các thiết bị di động đã đưa công nghệ bản đồ này vào tay tất cả mọi người và trở thành một mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các hãng công nghệ lớn.
Khoảng 20% các truy vấn của Google hiện là "địa điểm cụ thể". Gã khổng lồ tìm kiếm không phân chia số lượng cụ thể nhưng trên các thiết bị di động, tỷ lệ này "thậm chí còn cao hơn", McClendon nói. Cách tiếp cận của Google với bản đồ tốt hơn là theo từng lớp. Nó bắt đầu với một cái nhìn từ trên không và bổ sung Street View vào năm 2007. Bản đồ địa lý mặt đất của Google ở cấp độ tiếp theo, được chụp bởi đội xe được thiết kế đặt biệt và hiện đã chụp được 8 triệu km đường.
Google không dừng lại ở đó. Hiện, gã khổng lồ tìm kiếm đã gắn camera trên những chiếc xe đạp để ghi lại những con đường mòn từ xa. Nhờ đó, bạn có thể tham quan Great Barrier Reef nhờ những chiếc xe đạp kiểu mới này. Luc Vincent, một kỹ sư của Google được mệnh danh là "Mr Street View" đã mang một chiếc máy ảnh nặng 18 cân xuống tận đáy của Grand Canyon (Hẻm núi lớn), một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới, một đại vực thuộc lưu vực sông Colorado, bang Arizona và sau đó, quay trở lên dọc theo một con đường khác trong sự chào đón của các đồng nghiệp luôn miệng hét lên "Google, Google".
Tại thời điểm này, Google đang có hai dự án là Ground Truth, cho phép mọi người sửa lỗi trực tuyến và Map Maker, cho phép người dùng tự xây dựng bản đồ riêng của họ. Ground Truth và Map Maker sẽ được sử dụng để bổ sung những con đường bị lãng quên, sửa chữa những con đường một chiều và nói chung là cải thiện những gì sẵn có. Tại châu Phi, châu Á và các khu vực khác trên thế giới ít được biết đến, Google giúp đỡ mọi người có nghĩa là họ cũng đang tự giúp chính mình.
Trong năm 2008, Google mất 6 đến 18 tháng để cập nhật một bản đồ. Google phải nhờ cậy công ty chuyên cung cấp thông tin bản đồ cho mình và để mọi người kiểm tra, sửa chữa và gửi lại cho Google. Tuy nhiên, hiện tại, Google đang cập nhật bản đồ của mình hàng trăm lần mỗi ngày. Bất cứ ai cũng có thể sửa các lỗi mà họ phát hiện được thông qua Ground Truth. Google đã kiểm tra và dựa vào ý kiến của người dùng để phát hiện lỗi.
Mỗi ngày, hàng ngàn người đang sử dụng Map Maker của Google để tái tạo thế giới của họ trên mạng, Michael Weiss-Malik, giám đốc kỹ thuật tại Google Maps phát biểu. Michael Weiss-Malik đang sống ở Anh, về cơ bản đã xây dựng toàn bộ bản đồ đất nước của mình. Sử dụng những bức ảnh chụp trên không và thông tin địa phương, mọi người đã tạo ra những bản đồ chi tiết nhất chưa từng có của các thành phố như Karachi.
Đó là quá trình đòi hỏi nhiều người cùng góp sức. Đó cũng là bản đồ được cập nhật nhanh nhất trong lịch sử. Google thậm chí còn để cho người dùng xem được những chỉnh sửa diễn ra trong thời gian thực. McClendon nói "Trên thực tế, thế giới thực đang thay đổi. Việc bám sát thế giới thực là thước đo của chúng tôi. Đó không có nghĩa là cách chúng tôi cạnh tranh như thế nào với các đối thủ của mình mà đó là cách chúng tôi so sánh với thế giới thực".
Không dừng lại ở đó, Google ngày càng tỏ ra quan tâm tới việc xây dựng bản đồ trong nhà. Gần đây, McClendon đã đến nhà ga Shinjuku của Tokyo, một trung tâm vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới. Nhà ga này có đến 200 lối ra và được sử dụng bởi hơn 3,64 triệu người mỗi ngày. Hiện tại, Google đã có trong tay bản đồ của nhà ga này.
Sự thống trị của Google trong lĩnh vực bản đồ đã khiến một số người lo lắng. Google hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề quyền riêng tư, ít nhất là ở Đức. Tại nước này, Google đã phải gỡ bỏ Street View sau những mâu thuẫn với giới chức trách nước này. Tại Mỹ, Google cũng phải lĩnh án sau khi bị phát hiện ra rằng những chiếc xe Street View của hãng đã thu thập thông tin cá nhân từ các mạng không dây của người dân.
Steven Romalewski, giám đốc dịch vụ bản đồ tại trung tâm nghiên cứu đô thị thuộc trung tâm giáo dục CUNY ở New York (Mỹ) thừa nhận Google đã mở ra một kỷ nguyên mới của bản đồ nhưng ông bày tỏ lo lắng rằng sự cạnh tranh là chưa đủ. "Tôi sẽ không muốn nhìn thấy một sự kiểm soát toàn bộ bản đồ cơ bản", ông này nói.
Trong khi đó, McClendon phát biểu "Sẽ luôn phải có nhiều nhà cung cấp. Tôi không thấy chúng tôi đang sở hữu hiệu quả bản đồ này. Chúng tôi đang tạo ra một phiên bản của thế giới, chính xác như chúng tôi có thể làm ra nó".
Võ Hiền
Theo Digispace.vn
Read more: http://www.digispace.vn/2012/12/gap-nhan-vat-thap-lua-cho-google-maps.html#ixzz2Ims6PZiz---------------------------------------------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment